Chất phá bọt trong xử lý nước thải là hóa chất sử dụng trong nhiều quy trình xử lý nước thải của nhiều ngành sản xuất khác nhau. Vai trò của chất phá bọt trong xử lý nước thải là gì? Chúng hoạt động như thế nào? Cách chọn chất phá bọt như nào hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Vì sao xuất hiện bọt trong xử lý nước thải?
2. Nguyên lý hoạt động chất phá bọt trong xử lý nước thải
Bọt có thể gây hại, ức chế khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật nếu MLSS trong bể sinh học thấp. Chất phá bọt là hóa chất có tác dụng phá vỡ các bọt hình thành trong quá trình xử lý nước thải. Khi sử dụng chất phá bọt trong xử lý nước thải đảm bảo hệ thống xử lý được hoạt động trơn tru với hiệu suất tối ưu.
Nguyên lý hoạt động của các chất phụ gia phá bọt như sau: Chất phá bọt không hòa tan trong chất lỏng. Chúng lan nhanh trên bề mặt bọt và giảm sức căng bề mặt, làm vỡ các bong bóng bọt. Cuối cùng là ngăn bọt hình thành.
3. Các tiêu chí giúp chọn chất phá bọt trong xử lý nước thải chất lượng, hiệu quả
Để đảm bảo xử lý bọt hiệu quả cần lựa chọn loại hóa chất phá bọt cẩn thận, vừa đảm bảo chất lượng tốt vừa có mức giá phù hợp. Khi chọn các chất phá bọt cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Chọn chất phá bọt có khả năng tan hoàn toàn trong nước.
- Hiệu lực mạnh, phá bọt nhanh, hiệu quả phá bọt kéo dài.
- Hóa chất bền trong môi trường nhiệt, không độc, không mùi, không bắt lửa.
- Không tạo ra chất độc hại cho môi trường, không phát sinh chất thải, không làm chết vi sinh vật và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hiệu quả khi sử dụng chất phá bọt trong xử lý nước thải
4. Cách sử dụng hóa chất phá bọt trong xử lý nước thải
Khi sử dụng trong quy trình xử lý nước thải, các chất phá bọt thường được pha loãng với tỷ lệ từ 0,1-2% phụ thuộc vào mức độ mong muốn kiểm soát bọt. Với các trường hợp cần tăng hiệu quả loại bỏ bọt có thể pha loãng chất tạo bọt với nước theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:10.
Cách sử dụng hóa chất phá bọt trong xử lý nước thải như sau:
Bước 1: Pha loãng chất chống tạo bọt với nước từ 5 – 7 lần trước khi sử dụng. Tùy theo yêu cầu để điều chỉnh liều lượng sử dụng sao cho phù hợp. Nồng độ sử dụng phổ biến trong khoảng từ 100 – 300ppm.
Bước 2: Sử dụng súng phun hoặc nhỏ giọt hóa chất phá bọt xuống chỗ nước thải có bọt.
Bước 3: Nếu lượng bọt tạo ra quá nhanh và nhiều hoặc muốn sử dụng hiệu quả cao hơn thì tăng liều lượng sử dụng lên, đồng thời tăng thêm số lần phun lên bề mặt của bọt nước thải.
5. Làm thế nào để hạn chế bọt trong hệ thống xử lý nước thải?
Trong xử lý nước thải, nếu không sử dụng hóa chất phá bọt đúng thời điểm hoặc đúng liều lượng sẽ dẫn đến tình trạng bọt xuất hiện nhiều hơn, khó xử lý hơn. Cùng với đó sẽ làm tăng chi phí hóa chất và nhân công. Vì vậy cách mà các nhà vận hành áp dụng nhiều phương pháp song song với việc sử dụng chất phá bọt trong xử lý nước thải để hạn chế bọt xuất hiện:
- Cân bằng tỷ lệ F/M của bể sinh học, sau đó sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng hàm lượng MLSS trong bể. Từ đó, sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định, ngăn ngừa sự hình thành bọt. Ngoài ra, với vi sinh Microbe-Lift INDcòn giúp xử lý các chất ô nhiễm liên quan tới BOD, COD, TSS, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn xả thải.
- Sử dụng thêm chất chống tạo bọt để giảm sự hình thành bọt.
Làm sao để hạn chế bọt trong hệ thống xử lý nước thải?
Như vậy qua bài viết trên ta đã hiểu được chất phá bọt trong xử lý nước thải là gì? vai trò cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là một hóa chất được sử dụng phổ biến không chỉ sử dụng trong xử lý nước mà còn ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất khác như giấy, sơn, thực phẩm…
Hiện nay Hóa chất Bắc Giang đang phân phối hóa chất phá bọt Antifoam AN – 20, Việt Nam với giá cả hợp lý cùng với chất lượng đảm bảo. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và mua sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0988 160 662 hoặc chat với nhân viên tư vấn qua website Hoachatbacgiang.com.vn