Tính chất vật lý
EDTA là một axit aminopolycarboxylic, chúng là chất tồn tại ở nhiều dạng: dạng chất rắn không màu, tan trong nước và cũng có thể ở thể lỏng có màu vàng nhạt. Edta có công thức hóa học là: C10H16N2O8.
Đây là một axit hữu cơ mạnh, được tổng hợp từ:
Ethylene Diamine (C2H4(NH2)2).
Formol (HCHO).
Gốc Cyanide (HCN hoặc NaCN).
Bên trong cấu trúc của chất có chứa hai nhóm NH2 (NH2 là gì, nó là công thức hóa học của amin) và bốn gốc carboxyl COOH
Tính chất hóa học
Đặc tính của EDTA là tạo phức với các kim loại ở tỉ lệ 1:1. Khả năng tạo phức với kim loại phụ thuộc vào pH của nước, chẳng hạn như Ca2+ và Mg2+ yêu cầu pH khoảng 10 (Sinax, 2011). Mặt khác, sự tạo phức với các kim loại còn phụ thuộc vào hằng số hình thành phức, hằng số càng cao thì khả năng tạo phức càng cao. Đối với chì (Pb) hằng số K=1018, nhưng đối với Ca2+, K~108. Do đó, theo Sinax (2011) trong môi trường nước, mặc dù có nhiều Ca2+, nhưng Pb2+ sẽ cạnh tranh với Ca2+.
EDTA di chuyển vào trong đất và tạo phức với các kim loại vết cũng như là các kim loại kiềm thổ (Na+, K+, Ca2+,…), từ đó làm tăng độ hòa tan của kim loại. Đặc biệt là trong đất phèn, EDTA sẽ tạo phức kẹp (chelate) Fe-EDTA từ đó làm giảm quá trình hoạt động của Fe3+. Trong môi trường kiềm, EDTA lại tạo phức chủ yếu với Ca2+ và Mg2+ tạo thành CaMg-EDTA (EPA, 2004) làm giảm độ cứng của nước. Một khía cạnh khác là trong phân tử EDTA có 10% là nitơ, vì vậy khi sử dụng EDTA có thể góp phần cung cấp thêm nitơ cho môi trường kích thích tảo phát triển. Mặt khác, theo Sillanpaa (1997) trong nước Ca3(PO4)2 và FePO4 thường là những dạng không hòa tan làm mất đi lượng lớn PO43- trong nước làm hạn chế sự phát triển của tảo, từ đó làm môi trường khó gây màu nước. Khi sử dụng EDTA sẽ tạo phức với Ca, Fe từ đó phóng thích PO43- vào trong nước ở dạng hòa tan, từ đó kích thích tảo phát triển
Ứng dụng
EDTA được dùng để ứng dụng trong ngành phân bón nông nghiệp dùng để tạo chelat ngăn kết tủa các kim loại nặng trong môi trường nước.
Ngoài ra, chúng còn là hóa chất được sử dụng để xử lý nước trong ngành nông nghiệp.
EDTA có ứng dụng quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm
EDTA thường được sử dụng để thêm vào thành phần của một số loại thực phẩm với vai trò làm chất bảo quản hoặc chất ổn định, giúp ngăn chặn sự mất màu do oxy hóa.
Còn đối với một số sản phẩm nước ngọt có chứa axit ascobic và natri benzoate, EDTA giúp làm giảm nhẹ sự hình thành benzen (đây là một chất gây ung thư).
Bên cạnh đó, EDTA còn liên kết được với sắt để giúp củng cố các sản phẩm được làm từ ngũ cốc.
Hay chúng còn giúp bảo quản các loại thực phẩm để thúc đẩy màu sắc, kết cấu cũng như hương vị của các loại thực phẩm.
EDTA giúp khử các kim loại nặng, tồn lưu trong ao nuôi tôm để chúng dễ dàng trong việc lột xác.
Giúp giảm độ nhờn, váng bọt cũng như làm lắng các cặn bã, chất lơ lửng trong ao nuôi, giúp tiêu hủy các độc tố của tảo trong ao nuôi tôm.
Giúp phân giải các độc tố sau khi chúng sử dụng các loại hóa chất khác cần thiết cho nuôi tôm, chống sốc hiệu quả khi môi trường có sự thay đổi.
Giúp ổn định độ kiềm, độ pH trong ao nuôi tôm. Xác định độ cứng của nước bằng EDTA.
Giúp giảm phèn và cải thiện chất lượng của ao nuôi hiệu quả, giúp lấy đi các loại khí độc trong ao nuôi tôm như NO2, NH3, H2S,…để tôm không bị nhiễm độc và mắc bệnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.